Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay

Ngày nay, nông nghiệp công nghệ cao là một định nghĩa quen thuộc. Trong thời đại này, các công nghệ kỹ thuật số được sử dụng trong hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống và nông nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Đó là một bước tiến đáng kể và làm cho nền nông nghiệp truyền thống mang một diện mạo hoàn toàn mới. Ở Việt Nam, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp luôn là chủ đề nóng được đưa ra bàn luận. Vậy bạn có biết thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay ở Việt Nam? Cơ hội nào cho sinh viên trong ngành này?

1. Định nghĩa nông nghiệp công nghệ cao

thuc trang nong nghiep cong nghe cao hien nay

Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay? Nông nghiệp công nghệ cao là sự kết hợp giữa các công nghệ tiên tiến vào trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Nông nghiệp công nghệ cao sử dụng các công nghệ như tự động hóa, robot hóa, cảm biến, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ thông tin và truyền thông để quản lý, điều khiển, theo dõi, đánh giá và cải tiến các quá trình sản xuất trong nông nghiệp.

Các ứng dụng của nông nghiệp công nghệ cao có thể bao gồm:

  • Tự động hóa các quy trình sản xuất nông nghiệp như tưới, thảo mạ, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm.
  • Sử dụng các cảm biến để đo lường các thông số như độ ẩm, nhiệt độ, pH và các yếu tố khác trong môi trường sản xuất nông nghiệp.
  • Áp dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định thông minh về quản lý sản xuất, giám sát chất lượng sản phẩm và dự báo thời tiết, thời gian thu hoạch và sản lượng.
  • Sử dụng công nghệ nano để tạo ra các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu và các hợp chất khác để tăng cường năng suất và độ bền của cây trồng.
  • Phát triển các ứng dụng di động và trang web để quản lý nông trại và giám sát sản xuất nông nghiệp từ xa.

=>> Xem thêm: Nền nông nghiệp công nghệ cao trên Thế Giới tốt nhất

2. Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay tại Việt Nam

thuc trang nong nghiep cong nghe cao hien nay

Nhiều nhóm sản phẩm chủ lực ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (OCOP) đã áp dụng công nghệ cao vào các khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến. Nhóm sản phẩm OCOP nhờ kết hợp giữa truyền thống và công nghệ, trở nên đa dạng, đảm bảo chất lượng cao.

Ứng dụng công nghệ mới đã giúp nhiều doanh nghiệp lớn mang lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp (TH, Dabaco, Masan…). Kết quả, doanh thu rau đạt từ 2,5 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng/ha, hoa từ 5 tỷ đồng đến 9,9 tỷ đồng/ha; lợi nhuận lần lượt từ 1,6 tỷ đồng đến 4,9 tỷ đồng/ha đối với rau và 3 tỷ đồng đến 5,4 tỷ đồng/ha đối với hoa. Nâng cao hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng (sản lượng 40 tấn/ha, gấp 40 lần so với nuôi đại trà, chi phí sản xuất giảm 30-35%). Sữa bò đạt chất lượng tốt, sản lượng sữa trên 30 lít/bò/ngày.

Hiện nay đã có 6 Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao (NNƯDCNC) cấp quốc gia và 18 vùng NNƯDCNC cấp địa phương được công nhận.Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã phê duyệt hơn 135 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng.

Cả nước đã có trên 2.000 HTX ứng dụng công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Các lĩnh vực phổ biến mà HTX ứng dụng công nghệ cao bao gồm sản xuất rau và các sản phẩm an toàn, sản xuất giống cây trồng, hoa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

=>> Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam – Triển vọng trong tương lai

3. Cơ hội việc làm ngành Nông nghiệp công nghệ cao

thuc trang nong nghiep cong nghe cao hien nay

Trên thực tế, yếu tố quan trọng nhất để phát triển và quyết định đến sự thành công của mô hình nông nghiệp công nghệ cao chính là con người. Nhìn nhận lại thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay ở Việt Nam thì có thể thấy việc đầu tư vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp công nghệ cao đang thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ có trình độ. Nhờ đó, sinh viên ngành nông nghiệp công nghệ cao có nhiều cơ hội việc làm sau khi hoàn thành chương trình học.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Nông nghiệp Công nghệ cao có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Cán bộ của các ban, ngành nhà nước như Bộ/Sở/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
  • Chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao phụ trách các dự án trong và ngoài nước.
  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao.
  • Giảng viên, chuyên gia nghiên cứu về nông nghiệp công nghệ cao tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ.
  • Khởi nghiệp và tự làm chủ công ty kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao

thuc trang nong nghiep cong nghe cao hien nay

Với thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay và triển vọng nghề nghiệp rộng mở, nếu muốn theo đuổi ngành Nông nghiệp Công nghệ cao thì có nhiều trường đào tạo ngành này ở Việt Nam chất lượng tốt để bạn có thể lựa chọn.

Nếu có nguyện vọng đào tạo từ xa, bạn có thể tham khảo thêm Đại học trực tuyến ngành Nông nghiệp Công nghệ cao Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ngôi trường có chất lượng giảng dạy xuất sắc đảm bảo đào tạo được nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn toàn diện, kỹ năng nghề nghiệp tốt trong lĩnh vực sản xuất cây trồng ứng dụng công nghệ cao, có năng lực hội nhập và làm việc trong môi trường năng động.

=>> Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Đặc điểm ngành nông nghiệp công nghệ cao

Kết luận

Trên đây là một số thông tin hữu ích về thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay cũng như là cơ hội việc làm của ngành này. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm một sự lựa chọn cho nghề nghiệp tương lai của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các ngành nông nghiệp công nghệ cao cũng như cần tư vấn về triển vọng và định hướng nghề nghiệp, đừng chần chờ gì nữa. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng, trực tiếp và miễn phí.

Nguồn: Báo nhân dân, Sở Y tế Thái Nguyên