Lợi ích của năng lượng tái tạo trong nông nghiệp Việt Nam

năng lượng tái tạo trong nông nghiệp

Những năm trở lại gần đây, phát triển của năng lượng tái tạo trong nông nghiệp đạt được những hiệu quả, thành công nhất định. Rất nhiều mô hình năng lượng tái tạo trong nông nghiệp được ra đời. Đây cũng là định hướng của chính phủ trong tương lai để phát triển năng lượng tái tạo.

1. Tiềm năng của năng lượng tái tạo trong nông nghiệp Việt Nam

nang luong tai tao trong nong nghiep

Điện mặt trời được kết hợp với nông nghiệp là mô hình sinh lợi đôi được triển khai trên nhiều quốc gia và càng ngày được mở rộng ở Việt Nam. Đây là một mô hình bên dưới là nông nghiệp còn bên trên sẽ được lắp các pin năng lượng mặt trời để tạo ra lượng điện phục vụ cho trang trại, vừa có thể bán lại, tăng thêm lợi nhuận, tiết kiệm chi phí.

Ngành nông nghiệp hiện nay phát triển theo định hướng sử dụng công nghệ cao. sản xuất nông nghiệp có hơi hướng công nghiệp. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang nâng cao khuyến khích gia đình, doanh nghiệp trong và ngoài nước đi theo năng lượng tái tạo trong nông nghiệp. Để thúc đẩy, phát triển nông nghiệp phục vụ người tiêu dùng và ngành xuất khẩu.

Các tỉnh Nam Bộ như Bình Thuận, Ninh Thuận là mô hình áp dụng trồng trọt, chăn nuôi gia súc với hệ thống điện mặt trời. Đã được người dân, doanh nghiệp rất quan tâm nhưng chưa tạo được chuyển biến.

Giám đốc CAS – ông Trần Anh Đông cho biết, hệ thống pin do CAS đang lắp với khoảng 20 tỷ/ha pin, dự kiến trong khoảng dưới 8 năm sẽ hoàn vốn. Hiện tại, mô hình pin này để dùng để: chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là ớt Charapita có gốc từ nước ngoài. Đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa biết mô hình nào sẽ hiệu quả. Hệ thống pin sẽ cách 5m có thể chăn nuôi động vật cỡ lớn như trâu, bò.

=>> Xem thêm: Ngành Nông nghiệp Công nghệ cao và những cơ hội nghề nghiệp “vàng”

2. Tầm quan trọng của năng lượng tái tạo trong nông nghiệp Việt Nam

nang luong tai tao trong nong nghiep

Cuối 2015, chính phủ Việt Nam đã ra quyết định 2068/QĐ-TTG mục tiêu: giảm nhẹ khí thải nhà kính trong hoạt động năng lượng so với các phương án phát triển rất bình thường. Từ đó, chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo tới 2030. Chính phủ xác định tầm quan trọng của năng lượng tái tạo trong nông nghiệp Việt Nam là rất cao.

Việt Nam có quá nhiều điều kiện để phát triển điện năng lượng tái tạo. Chúng ta có ưu ái của thiên nhiên rất nhiều về các nguồi năng lượng khác nhau phân bổ rộng rãi toàn quốc.

Ví dụ như: Năng lương gió, năng lượng mặt trời, khí sinh học, năng lượng sinh khối, nhiên liệu sinh học, thuỳ điện nhỏ…

Nguồn năng lượng mặt trời phân bổ rộng khắp cả nước với bức xạ năng trung bình 5kWh/m2/ngày. Mỗi năm Việt Nam khoảng 2000 – 2500 giờ với mức chiếu nắng trung bình 150kCal/cm2, với khoảng 43,9 triệu tấn dầu/năm.

Năng lượng gió dồi dào khoảng 3400km bờ biển. Tiềm năng sản xuất gió đạt 24GW. Trên đất liền, công suất điện gió đạt 800-1400 kwh/m2/năm. Công suất các khu vực ven biển, Tây Nguyên và phía Nam đạt 500 – 1000 kwh/m2/năm.

Năng lượng địa nhiệt rất đáng được chú ý. Riêng đồng bằng sông Hồng, hạn chế về nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời bởi khí hậy thì nghiên cứu năng lượng địa nhiệt lại khả quan với bồn địa nhiệt ở Vùng Đông Nam – Tây Bắc, Đới địa nhiệt ở Vĩnh Ninh – Sông Lô…

=>> Xem thêm: 5 xu hướng nông nghiệp công nghệ cao 2023

3. Chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong nông nghiệp Việt Nam

nang luong tai tao trong nong nghiep

Từ 2011, Bản Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong giai đoạn 2011 – 2020, được gọi là quy hoạc điện VII, đã được ban hành. Sau 5 năm được đưa vào thực tế, quy hoạch đã tỏ ra khôn còn hợp lý nữa. Cũng chưa tính tới xu hướng chống phát thải các loại khí nhà kính, làm ấm nóng khí quyển Trái Đất.

Cuối 2015, Quy hoạch VII điều chỉnh được đưa ra, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia trong 2011-2020 có tính tới 2030. Định hướng của chính phủ mục tiêu đề ra 2020 thì năng lượng tái tạo trong nông nghiệp nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung phải chiếm 38% tổng sản lượng điện quốc gia.

Nông nghiệp công nghệ cao chắc chắn sẽ sử dụng rất nhiều nguồn năng lượng, nguồn điện. Nếu không có năng lượng tái tạo sẽ gây ra thất thoát, rất lãng phí. Hiện nay, về các vùng quê Việt Nam, chúng ta đã có thể thấy nông dân nuôi heo kết hợp tạo ra khí ga để sử dụng hàng ngày. Dưới các chuồng heo sẽ có tạo ra khí gas.

Kết hợp với tấm pin năng lượng mặt trời để tạo ra nước nóng, điện dùng trong sinh hoạt. Để có được điều này, là chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong nông nghiệp phổ cập cho người dân ứng dụng vào đời sống. Vừa có thể chăn nuôi, trồng trọt vừa tạo ra năng lượng tái tạo. Người dân cũng đã đam mê, tìm tòi, học tập các kiến thức mới, để ngày càng có nhiều thêm doanh thu, lợi ích.

=>> Xem thêm: Mô hình nông nghiệp hiện đại: Xu hướng và triển vọng trong tương lai

Kết luận

Lợi ích của năng lượng tái tạo trong nông nghiệp Việt Nam là rất nhiều, mà mỗi người nông dân đều được hưởng lợi. Từ đó, tiết kiệm được nguồn tài nguyên thừa và tránh gây lãng phí. Tạo ra nhiều thêm lợi nhuận cho người dân, đóng góp thêm rất nhiều vào nền kinh tế nước nhà.

Nguồn: vietnamnet.vn, congthuong.vn, nangluongsachvietnam.vn