Hiện nay, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đã trở thành một phần không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực và nông nghiệp cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt sự ra đời của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã góp phần thúc đẩy xu hướng sản xuất hữu cơ này. Vậy bạn có biết thực trạng nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao dưới sự dẫn dắt của VOAA hiện nay ở Việt Nam? Cơ hội nào cho lao động ngành này? Hãy cùng TUAF tìm hiểu trong bài viết dưới này nhé.
Mục lục bài viết
1. Thực trạng Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được áp dụng tại 62 tỉnh với nhiều mô hình thành công như trang trại rau củ Organik ở Đà Lạt, nhà máy chế biến dầu dừa Phú Hưng ở Bến Tre,… (Năm 2021: 57 tỉnh). Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lớn như Th True Milk hiện đang tăng cường đầu tư để phát triển các sản phẩm hữu cơ.
Việt Nam có khoảng 174.351 ha đất NNHC, tăng 47% so với năm 2016. Số lượng doanh nghiệp, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh NNHC ngày càng lớn; có khoảng 17.174 cơ sở sản xuất nông sản hữu cơ và khoảng 555 đơn vị chế biến. Trong giai đoạn 2010 – 2016, giá trị xuất khẩu sản phẩm hữu cơ hàng năm tăng hơn 418%, đạt khoảng 335 triệu USD/năm.
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, tổng diện tích đất sản xuất NNHC ở Việt Nam đã tăng lên gấp bốn lần so với trước đây (Theo số liệu của IFOAM). Dự đoán sẽ mất khoảng 3 năm để đạt được mục tiêu và diện tích sản xuất sẽ vượt kế hoạch 2% năm 2030.
Nhận thấy tầm quan trọng của NNHC đối với cơ cấu nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam gần đây đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy như ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1104 và Nghị định 109/2018. Sự thay đổi trong các hệ thống chứng nhận và Nghị định đã mở ra hướng đi mới cho các doanh nghiệp và người sản xuất NNHC. Năm 2020, Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020–2030 cùng các chính sách liên quan.
=>> Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam – Triển vọng trong tương lai
2. Vai trò của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Trong suốt 10 năm hình thành và phát triển, VOAA đã vận động xây dựng các chương trình hội viên, đưa ra nhiều văn bản tham vấn, đề xuất phương thức, chính sách với các Bộ, ngành. Cuối cùng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ đưa ra chính sách cho phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành NNHC:
- Cung cấp các chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà nông trong việc áp dụng các công nghệ cao như canh tác thông minh, sử dụng phân bón hữu cơ, điều khiển sâu bệnh tự động, và sử dụng máy móc hiện đại để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức các sự kiện và hội thảo để quảng bá và giới thiệu các công nghệ mới trong nông nghiệp hữu cơ cho các nhà sản xuất, nhà nghiên cứu và các cơ quan chức năng.
- Xây dựng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu để tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin và hợp tác trong việc phát triển các công nghệ mới trong nông nghiệp hữu cơ.
- Đóng vai trò trong việc quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu, giúp đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng được đặt ra.
VOAA nhấn mạnh tổ chức luôn là nơi tập hợp của những người tâm huyết với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm NNHC, đồng thời là cầu nối liên kết với các tổ chức, cơ quan, địa phương khác.
=>> Xem thêm: Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
3. Cơ hội việc làm ngành Nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một xu hướng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc áp dụng các công nghệ mới và sản xuất sản phẩm hữu cơ, con người được xem là yếu tố quan trọng nhất.
Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp công nghệ cao là cần thiết. Tuy nhiên ngành này đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng. Nhờ đó, sinh viên có thể có nhiều cơ hội sau khi tốt nghiệp.
Cứ nhân sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp Công nghệ cao có thể làm việc ở các vị trí như cán bộ của các ban, ngành nhà nước, chuyên gia nông nghiệp công nghệ cao, nhân viên phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, giảng viên, chuyên gia nghiên cứu về nông nghiệp công nghệ cao hoặc khởi nghiệp, tự làm chủ doanh nghiệp.
Trong trường hợp muốn theo đuổi ngành Nông nghiệp Công nghệ cao, bạn có nhiều lựa chọn cho trường đại học chất lượng tốt tại Việt Nam. Nếu bạn muốn học từ xa, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cung cấp chương trình đào tạo Đại học trực tuyến ngành Nông nghiệp Công nghệ cao.
Ngôi trường này có chất lượng giảng dạy xuất sắc, đảm bảo đào tạo được các chuyên gia có kiến thức chuyên môn toàn diện và kỹ năng nghề nghiệp tốt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao.
=>> Xem thêm: 5 xu hướng nông nghiệp công nghệ cao 2023
Kết luận
Trên đây là một số thông tin hữu ích về thực trạng nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao hiện nay dưới sự dẫn dắt của Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cũng như là cơ hội việc làm của ngành Nông nghiệp công nghệ cao. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào về hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ hay về ngành Nông nghiệp công nghệ cao thì đừng chần chờ gì mà hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhanh chóng, trực tiếp và miễn phí.
Nguồn: Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, IFOAM