Đóng một vai trò quan trọng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam là nông sản của nước ta. Hiệp hội xuất khẩu nông sản Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích lớn, mang lại lợi nhuận cao cho kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản Việt Nam cũng gặp phải nhiều hạn chế. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mục lục bài viết
1. Thành tựu của sản phẩm nông sản xuất khẩu Việt Nam
Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid trong năm 2020, tháng đầu 2021 là thời kỳ nền kinh tế của Việt Nam, thế giới gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng rất nặng nề. Nhất là tác động mạnh mẽ tới xuất nhập khẩu của nước nhà. Năm 2020 tổng ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn mang lại thành tích ấn tượng với gần 545 tỷ USD. Nhiều quốc gia thì đang đối mặt với âm tăng trưởng, giao thương còn đang gặp nhiều hạn chế.
Trong đó, nông sản là mặt hàng được xuất khẩu đóng góp quan trọng và nổi trội của tổng kim ngạch Việt Nam thời gian qua. Năm 2020, xuất khẩu nông sản đạt hơn 41 tỷ USD, trong 5 tháng đầu 2021 thì đạt 23 tỷ USD. Đây là sự nỗ lực, cũng như thành tựu của người nông dân, của doanh nghiệp Việt đã nắm lấy từng cơ hội dù rất nhỏ để xuất khẩu nông sản ra thế giới.
Cơ cấu mặt hàng nông sản có sự thay đổi theo các hướng gia tăng các tỷ trọng mặt hàng gỗ, sản phẩm từ gỗ, rau quả hay hạt điều, giảm các mặt hàng về gạo, cao su, cà phê hay chè. Tỷ trọng mặt hàng tăng gồm gỗ, sản phẩm làm từ gỗ ( năm 2009 chiếm 16,6% tới 2020 thì chiếm tới hơn 30%).
Thị trường xuất khẩu nông sản mở rộng, tích cực khu vực các nước châu Á vẫn chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất của nước ta chiếm tới gần 47% tổng sản lượng xuất khẩu. Thị trường lớn như Trung Quốc, lượng trái cây xuất sang là 2,5 triệu tấn.
=>> Xem thêm: Triển vọng ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản
2. Hạn chế hiệp hội xuất khẩu nông sản Việt Nam
2.1. Hiệp hội xuất khẩu nông sản Việt Nam lớn mà giá trị thấp
Nông sản như tiêu, điều, tôm, cà phê, đồ gỗ, gạo đều là nông sản đứng đầu thế giới của Việt Nam nhưng về giá lại rất thấp. Hạt tiêu xuất khẩu thứ 1 thế giới trong khi đó giá xuất khẩu tiêu chỉ đứng thứ 8. Hạt điều xuất khẩu thứ 1 thế giới nhưng giá xuất khẩu chỉ đứng thứ 6. Gạo hay cà phê đứng trong nhóm 2,3 thế giới nhưng về giá xuất khẩu chỉ có đứng thứ 10. Giá trị xuất khẩu thấp là do chủ yếu nước ta còn xuất khẩu nông sản khô và sơ chế là nhiều. (chiếm hơn 60%)
2.2. Xuất khẩu bị phụ thuộc vào một số thị trường
Trong 10 năm từ 2010 tới 2021, hiệp hội xuất khẩu nông sản Việt Nam phụ thuộc chính vào 2 thị trường là Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm hơn 47% tổng giá trị xuất khẩu của nông sản của 5 tháng đầu 2021. Càng ngày chúng ta phụ thuộc càng nhiều vào hai thị trường này. Năm 2012 xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc là 14,7% mà trong 5 tháng đầu 2021 là gần 23%. Theo Tổng cục Hải Quan, nước ta xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc là trên 70%.
2.3. Chất lượng nông sản xuất khẩu không đồng đều
Chất lượng một số nông sản xuất khẩu còn chưa thật sự ổn định. Yêu cầu nhập khẩu của quốc tế ngày càng tăng cao khi yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy suất về nguồn gốc, nhiều đơn hàng vẫn bị trả về. Do sử dụng các chất cấm trong chế biến, sản xuất, xuất khẩu. Tỷ lệ các nông sản đạt tiêu chuẩn chỉ đạt khoảng 10%.
=>> Xem thêm: Tất tần tật về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu
2.4. Thương hiệu nông sản còn ít
Nông sản xuất khẩu dẫn đầu thế giới nhưng có hơn 80% nông sản chưa dựng được thương hiệu, logo, nhãn mác của nước nhà. Chính điều này mang hạn chế lớn, giảm sức cạnh tranh đồng thời gây ra hạn chế tham gia vào hệ thống phân phối lẻ của các nước nhập khẩu.
Như các nước xuất khẩu nông sản giá trị cao như Nhật, Úc. Tuy lượng xuất khẩu không nhiều nhưng nông sản nhiều loại thuộc nông sản hiếm nên mang lại giá trị rất cao. Được người tiêu dùng rất săn đón. Làm được điều đó các nước đều tạo nên thương hiệu cho mỗi loại nông sản của nước mình. Từ đó, nâng giá thành của sản phẩm lên.
3. Cơ hội xuất khẩu nông sản Việt Nam
3.1. Thị trường quốc tế nhu cầu nhập khẩu tăng cao
Nông sản Việt Nam được xuất sang 180 quốc gia và đã được nhiều nước quốc tế đánh giá cao. Giai đoạn 2019 – 2028, dự báo sản phẩm nông sản của quốc tế sẽ cần tiêu dùng sẽ tăng khoảng khoảng 1,5 tới 3%. Nhu cầu về thịt, cá đều tăng 3%, ngũ cốc tăng gần 2%, nội thất từ tre, nứa cũng sẽ tăng khoảng hơn 10%.
Thuận lợi sản xuất mặt hàng nông sản, hoa quả nhiệt đới đạt các tiêu chuẩn cao, khiến nông sản nước ta chinh phục được các thị trường khó tính. Nhiều nông sản giữ vững vị trí đầu tiêu trong xuất khẩu như cà phê, chè, hạt điều…
3.2. Lợi thế trong quá trình sản xuất
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến, điều kiện để phát triển hay sản xuất nông nghiệp đều rất lớn. Tăng trưởng trung bình đạt tới 3.5%/năm, là một mức cao của Đông Nam Á. Việt Nam vươn mình trở thành một quốc gia xuất khẩu về nông sản đứng nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng về GDP về toàn ngành nông nghiệp đạt gần 2,7%/năm, năm 2018 thì đạt 3,8%. Ảnh hưởng nặng nề về đại dịch Covid tăng trưởng đạt 2,7%.
3.3. Cơ cấu Hiệp định thương mại FTAs thế giới mới
Hai hiệp định thương mại thế giới mới là CPTPP, EVFTA mang tham vọng lớn là cam kết dòng thuế về 0%, quy định nhiều nội dung mới chưa được đề cập đến trong đàm phán FTAs như truyền thống. Đây là hai hiệp định thương mại sẽ tác động rất tích cực tới thương mại, xuất khẩu thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Khi EVFTA có hiệu lực tháng đầu tiên, các mặt hàng nông sản mà Việt Nam xuất sang EU tăng tới 17% so với cùng kỳ 2019. Xuất khẩu Việt Nam cũng tăng trưởng cao sau hiệp định CPTPP. Tuy tăng trưởng chưa cao, tuy nhiên bị ảnh hưởng bởi Covid thì kết quả này đã mang tới rất tuyệt vời.
=>> Xem thêm: Thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản Việt Nam
3.4. Trình độ nhân lực ngành ngày càng cao
Trước đây, trình độ nhân lực ngành xuất nhập khẩu nông sản chưa được đào tạo chuyên sâu và bài bản nên còn nhiều khâu bị bất cập. Gây ra tình trạng xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Đứng trước yêu cầu đó nên các trường đại học đã liên tục tuyển sinh và mở ra các khoa đào tạo ngành xuất nhập khẩu. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) có hình thức đào tạo từ xa Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản có kiến thức về xuất khẩu nông sản.
Học viên sau khi được đào tạo sẽ là nhân lực cao trong ngành. Khi nắm vững, vận dụng linh hoạt các kiến thức chuyên ngành về xuất nhập khẩu nông sản đưa vào thực tế. Các quy trình, chính sách xuất nhập khẩu, các quy trình về thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu trong ngành… Thành thạo kỹ năng phân tích, áp dụng văn bản pháp luật XNK vào công việc thực tế.
Bộ giáo trình được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên hàng đầu về xuất nhập khẩu nông sản. Học viên được đào tạo các kỹ năng về thuyết trình, thuyết phục hay giao tiếp. Hay các kỹ năng như quản lý thời gian, sắp xếp các công việc để báo cáo, lên kế hoạch, tổng hợp…
Sau khi ra trường học viên được nhận bằng giá trị. Sử dụng học lên cao học hay ứng tuyển vào vị trí công việc phù hợp đều được. Học đào tạo từ xa là online, tự chủ động thời gian, không gian, tiết kiệm tối đa chi phí. Trường đào tạo ra các nhân lực cao để đóng góp phát triển xuất khẩu nông sản Việt Nam.
=>> Xem thêm: Tổng kết báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
Kết luận
Sự phát triển của hiệp hội xuất khẩu nông sản Việt Nam đã mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế cho nước ta. Thúc đẩy việc mang tới lợi ích cho nông sản Việt Nam, mang tới nhiều giá trị về kinh tế.
Nguồn: vioit.org.vn, avf.com.vn, baochinhphu.vn.