Sự phát triển của khoa học công nghệ đỉnh cao như hiện nay, với sự giúp sức của trí tuệ nhân tạo, máy móc AI là nhiều. Ứng dụng khoa học thông minh sẽ giúp giải quyết khó khăn của con người ở trong quá khứ. Mô hình nông nghiệp thông minh ra đời giúp người nông dân canh tác tốt hơn, nhanh hơn.
Mục lục bài viết
1. Hiện trạng nông nghiệp thông minh Việt Nam hiện nay
1.1. Cơ hội và thách thức của nông nghiệp Việt Nam
Vị trí địa lý rừng vàng, biển bạc, khí hậu ưu ái cho Việt Nam với nguồn nước sẵn có, dồi dào tạo nên nền nông nghiệp đa dạng cây trồng, vật nuôi. Đối mặt với một số khó khăn bởi thiên tai, xâm nhập mặn, bão lũ… Đồng bằng Sông Cửu Long đã là nơi giao thương trọng điểm, chuyển hàng hoá đi khắp Châu Á.
Hội nhập nền kinh tế được mở rộng, thay đổi cơ cấu từ chú trọng cây lương thực giờ sang rau màu và thuỷ sản. Người dùng sẽ có xu hướng dùng sản phẩm hữu cơ, thân thiện môi trường. Thị trường xuất khẩu tiềm năng nhưng về rủi ro cao khi có sự thay đổi bất thường về giá.
Hiệp định CPTPP và EVFTA về tự do hoá thương mại đã tạo ra cơ hội cho nông sản Việt Nam vào các thị trường thế giới. Ngoài ra, cũng tạo các khó khăn về ràng buộc cam kết cũng như trách nghiệm cao. Chất lượng, nguồn gốc, nuôi trồng nông sản là một thách thức của nông nghiệp nước nhà. Cần sự hệ thống hoá mới để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
1.2. Thành tựu của nền nông nghiệp Việt Nam
Năm 2019, 8 loại hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước trong đó có: gỗ, tôm, hạt điều, rau quả đạt hơn 3 tỷ USD. Khó khăn trong việc sản xuất nhỏ lẻ, các Bộ Ban Ngành đã kết hợp cùng với nông dân liên kết mặt hàng chủ lực với nhau. Điển hình là ở Đồng bằng Sông Cửu Long với liên kết ngành lúa gạo của hơn 10.000 hộ nông dân trồng lúa.
Cùng với các tập đoàn lớn như Vinamilk, TH, Ba Huân, Lavifood…đã đầu tư và phát triển đẩy mạnh vào nông nghiệp công nghệ cao. Ba cụm khu công nghiệp ứng dụng các công nghệ cao như Phú Yên, Bạc Liêu và Hậu Giang đã được thành lập. Còn Thái Nguyên, Lâm Đồng, Quảng Ninh đang được xét duyệt để trở thành khu công nghiệp công nghệ cao.
Hiện nay, cả nước đang có khoảng 3000 mô hình các cánh đồng mẫu lớn. Đây là kết quả của sự cố gắng học hỏi, nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, liên kết và tiêu thụ sản phẩm.
=>> Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam – Triển vọng tương lai
2. Mô hình nông nghiệp thông minh là gì?
Đã có nhiều khái niệm về nông nghiệp thông minh. Tuỳ vào các thời điểm khác nhau, mà định nghĩa về mô hình nông nghiệp thông minh được thay đổi, được định nghĩa lại. Hiện tại, mô hình nông nghiệp thông minh (mô hình nông nghiệp 4.0) được hiểu là nông nghiệp ứng dụng các công nghệ cao như tự động hoá, công nghệ sản xuất, bảo vệ sản phẩm về an toàn ( theo GAP, hữu cơ…), công nghệ về quản lý, nhận diện các sản phẩm theo các chuỗi… gắn hệ thống với trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng vào công nghệ thông tin.
Với mô hình nông nghiệp thông minh giải quyết được tiết kiệm về chi phí, tăng năng suất, giảm giá nông sản, nâng cao về chất lượng các nông sản, bảo vệ về môi trường. Nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp người nông dân chủ động trong canh tác, sản xuất. Khắc phục được việc canh tác theo mùa vụ, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường về các chất lượng của nông sản.
=>> Xem thêm: Thực trạng nông nghiệp công nghệ cao hiện nay
3. Mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam
3.1. Mô hình nông nghiệp ở Việt Nam trong 10 năm gần đây
Việt Nam là một nước mạnh về nền nông nghiệp, khi đáp ứng được nhu cầu nguồn nước cho canh tác cây trồng, khi giàu phù sa, kênh rạch rất chằng chịt. Chính phủ đang đưa vào công nghệ vào sản xuất, phun tưới giờ cũng được kết nối mạng và vận hành thông qua thiết bị điện tử.
Như ở Đà Lạt, hệ thống lưới trồng rau, ánh sáng đèn LED được áp dụng, đạt được hiệu quả cao bước đầu. Đi đầu trong xây dựng hệ thống trồng rau, huỷ canh hoàn toàn tự động, phục vụ cho cung cấp nông sản sạch, tham quan về du lịch. Vườn hoa tưới nước hệ thống tự động thiết lập sẵn, cảm biến độ ẩm, lượng tưới nước và thời gian tưới nước.
Mô hình vườn ao chuồng được áp dụng từ nhiều năm, bước tiến rất tốt. Hợp tác xã trồng theo tiêu chuẩn GAP, đảm bảo được nguồn gốc của các thực phẩm cho siêu thị sẽ rất phát triển. Đối với lúa, nhiều địa phương đưa máy móc vào sản xuất hay thu hoạch để nâng cao tối đa đạt năng suất cao. Cả nước đã phun chế phẩm sinh học về trừ sâu, bệnh bằng hệ thống máy bay tăng hiệu quả để sản xuất các nông nghiệp về hữu cơ.
Việt Nam chưa có mô hình nông nghiệp thông minh theo chuẩn khái niệm. Cần có các giải pháp phù hợp với nền nông nghiệp. Cần có nguồn nhân lực về công nghệ cao, hiểu biết, vận hành, mở rộng để hợp tác cạnh tranh quốc tế.
=>> Xem thêm: 5 xu hướng nông nghiệp công nghệ cao năm 2023
3.2. Đột phá công nghệ nông nghiệp thông minh ở Việt Nam
Công nghệ hiện đại đã mang lại quá nhiều lợi ích cho nền nông nghiệp. Nông nghiệp là một ngành nghề trọng điểm của nước ta. Việc áp dụng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tăng bước đột phá vào nuôi trồng, sản xuất là điều tất yếu. Nắm bắt được các tầm quan trọng đó, đột phá công nghệ thông minh ở Việt Nam đã đạt được ưu điểm như:
- Quá trình nuôi trồng, chăm sóc được tự đông hoá
- Hệ thống lưu trữ, theo dõi dữ liệu 24/7.
- Sử dụng hệ thống nhà màng về trồng trọt, cách ly.
- Phát hiện cây bệnh nhanh bằng các cảnh báo.
- Cung cấp lượng nước, ánh sáng và nhiệt độ mà cây mong muốn.
- Giảm tối đa chi phí, nhân công hay thời gian quản lý nông sản.
Biết được mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam là bước tiến mới trong tương lai. Vì vậy, việc đào tạo nhân sự cũng được chú trọng rất nhiều. Như trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) đã mở ra khoa đào tạo từ xa ngành nông nghiệp công nghệ cao. Để đào tạo ra nhân sự chuẩn kỹ sư chuyên nghiệp, có trình độ cao. Đáp ứng cho học viên không cần phải tới tận trường học tập. Mà vẫn nắm bắt được các kỹ năng của nghề. Đưa ra thị trường các nhân lực cao đóng góp cho sự phát triển của mô hình nông nghiệp thông minh.
=>> Xem thêm: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam hiện nay
4. Khởi nghiệp mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam
Rất nhiều doanh nghiệp trẻ đã và đang khởi mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam. Làm giàu từ nông nghiệp thông minh hoàn toàn có thể thành công. Thực tế chứng minh rất nhiều người đã khởi nghiệp trong lĩnh vực này và đạt kết quả cao. Một số mô hình đã ứng dụng thành công có thể kể tới như:
- Mô hình trồng rau trong nhà lưới: Rau sạch ngày càng được thị trường đón nhận nhiều hơn. Rau được trồng trong nhà lưới sẽ có giá trị cao, so với rau không đảm bảo tiêu chuẩn trồng tràn lan. Nông dân Việt đang bắt kịp xu thế chuyển từ trồng rau theo luống truyền thống xưa sang trồng trong nhà lưới.
- Trồng nông sản để xuất khẩu quốc tế: Nông sản xuất khẩu có giá trị cao, chăm sóc chuẩn theo quy trình mang lại kinh tế lớn. Khởi nghiệp từ bưởi năm roi, thanh long, gạo, thuỷ sản… được xuất khẩu qua các thị trường khó tính nhất. Thu lại lợi nhuận cao.
- Mô hình trồng nấm: Giá nấm trên thị trường rất đắt, nên nguồn cung khan hiếm. Chủ yếu là nhu cầu người tiêu dùng là cao. Đây cũng là thị trường tốt để khởi nghiệp. Với vốn ban đầu nhỏ.
- Mô hình trồng lúa – nuôi tôm: Cứ một vụ lúa thì một vụ tôm đang được nông dân miền Tây thực hiện, hiệu qủa tốt. Tôm sẽ được nuôi ở ruộng lúa, chi phí thấp, nhiều hộ gia đình, cũng như khởi nghiệp được.
=>> Xem thêm: Phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam
Kết luận
Mô hình nông nghiệp thông minh ở Việt Nam đã có nhiều bước phát triển đột phá với nhiều ứng dụng cao vào canh tác, sản xuất. Để đạt được nhiều thành tựu hơn cần có sự kết hợp của ban ngành cùng người dân để các nghiên cứu được đưa vào thực tiễn nhiều hơn nữa.
Nguồn: globalcheck.com.vn, nextfarm.vn, consosukien.vn