Ngành công nghệ sinh học đã trở thành xu hướng phát triển mới trong tương lai. Chính vì thế nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Cơ hội trong ngành ngày càng nhiều do được chính phủ đầu tư phát triển công nghệ sinh học là ngành mũi nhọn.
Mục lục bài viết
1. Đào tạo nhân lực trong ngành công nghệ sinh học
Từ 2015, chính phủ đã đặt ra lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ được chú trọng đầu tư và phát triển lĩnh vực công nghệ sinh học sẽ là động lực thúc đẩy để phát triển kinh tế. Năm 2020 – 2030, công nghệ sinh học sẽ tạo ra rất nhiều việc làm mới, góp phần thay đổi cơ cấu nền nông nghiệp của Việt Nam.
Rất nhiều chương trình đào tạo nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học đã được đưa vào giảng dạy, ưu tiên phát triển chất lượng cao cho sinh viên, học viên. Theo học lĩnh vực này, nhân lực sẽ được cập nhật kiến thức về đa dạng kiến thức như sinh học, công nghệ vi sinh, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chuẩn đoán, phát triển chế phẩm sinh học… Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, thực phẩm, chăn nuôi, xử lý môi trường, y sinh học…
Học viên cũng được trang bị bộ kỹ năng để thực hiện các quy trình kỹ thuật từ cơ bản tới nâng cao trong công nghệ sinh học. Kỹ năng vận hành các quy trình sản xuất, nghiên cứu sản phẩm công nghệ sinh học để thương mại hoá, mang lại giá trị cho cộng đồng.
Sự phát triển của công nghệ thông tin nhiều trường đã cho ra đời hệ đào tạo từ xa ngành công nghệ thực phẩm. Nổi bật là Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên với hệ đào tạo công nghệ thực phẩm cả tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên đều được đào tạo trình độ Đại Học, Thạc Sĩ ở nước ngoài biên soạn giáo trình giảng dạy.
=>> Xem thêm: Những điều thú vị ngành Công nghệ thực phẩm
2. Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học
Chương trình đào tạo ngành công nghệ sinh học được ra mắt rất nhiều bởi nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học rất cao. Theo nghiên cứu năm 2025, cả nước Việt Nam sẽ cần tới hơn 30.000 nhân sự chuyên sâu ngành công nghệ sinh học. Nhân lực trình độ cao hiện nay đang rất thiếu.
Sau khi học tập và tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học thì có thể công tác tại các vị trí:
- Cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nước như: Bộ ban ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Trung tâm công nghệ sinh học.
- Các chuyên gia tham gia vào quá trình điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng trong các nhà máy dược phẩm, thực phẩm.
- Kỹ sư xây dựng, điều hành, phụ trách các dự án công nghệ sinh học của các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thuỷ sản, trung tâm kiểm nghiệm, các phòng thí nghiệm, các cơ quan nghiên cứu, công nghệ sinh học.
- Chuyên gia phân tích bệnh phẩm, xét nghiệm, trung tâm y khoá, nghiên cứu liên quan tới sinh học
- Giảng viên, nghiên cứu sinh tại cơ sở đào tạo về công nghệ sinh học.
- Tự mở doanh nghiệp làm trong ngành công nghệ sinh học.
Lượng kiến thức, kỹ năng mà mỗi nhân sự ngành được đào tạo một cách chuyên nghiệp, giúp nhân sự có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau trong một doanh nghiệp. Nhân sự hoàn toàn có thể lựa chọn du học, nâng cao kỹ năng chuyên môn tại nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia.
=>> Xem thêm: Review ngành Công nghệ thực phẩm có thật sự tốt
3. Cơ hội tương lai của ngành công nghệ sinh học
Cơ hội tương lai của ngành công nghệ sinh học tăng trưởng nhanh và mạnh. Nhân sự trong ngành được sản đón rất cao. Trung tâm đào tạo như các trường đại học cũng đã đầu tư nghiên cứu, nắm bắt sự thay đổi của thị trường để bắt nhịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Chính phủ cũng tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và ứng dụng vào sản xuất. Cùng các doanh nghiệp đồng hành trong quá trình đào tạo nhân lực. Để giúp các sinh viên được tăng kinh nghiệm thực tế, sẵn sàng để tham gia vào thị trường nhân lực của ngành công nghệ sinh học.
Đây cũng là cơ hội lớn của các tổ chức, doanh nghiệp khi đón nhận nguồn nhân lực, chất xám dồi dào của trường đào tạo, để phát triển doanh nghiệp. Cùng với đó doanh nghiệp cũng đưa ra các chính sách thu hút nhân tài đến, ở lại bằng các đãi ngộ cao từ lương, thưởng, an sinh xã hội.
Với mỗi cá nhân tham gia vào nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học đều được hưởng cơ hội phát triển, tiềm lực là như nhau. Ngành công nghệ sinh học cũng đòi hỏi mỗi cá nhân sự đam mê, yêu thích với khoa học công nghệ, sinh học. Mỗi cá nhân đều phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, tìm tòi cái mới để đem về ứng dụng vào sản xuất cho nước nhà. Thì mới tạo nên sự vững mạnh, bền vững của ngành công nghệ sinh học.
Kết luận
Bài viết trên đã đề cập đến bạn những thông tin về nhu cầu nhân lực ngành công nghệ sinh học. Từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan ngành học và lựa chọn cho mình nơi đào tạo phù hợp nhất. Và hình thức đào tạo từ xa với những công nghệ phát triển vượt bậc phù hợp với người đi làm cũng sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.
Nguồn: nongnghiep.vn, moit.gov.vn