Quy trình chế biến thực phẩm liệu đã được thực hiện chuẩn?

quy trình chế biến thực phẩm

Quy trình chế biến thực phẩm là một trong những quy trình phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ nhiều những quy định, tiêu chuẩn công nghệ thực phẩm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thế nhưng trên thực tế, không ít những các nhân chưa thực hiện một cách nghiêm túc điều này và chỉ tuân theo quy chuẩn do chủ đưa ra. Đây phải chăng là một trong những lỗ hổng lớn trong vấn đề công nghệ thực phẩm hiện nay?

1. Quy trình chế biến thực phẩm

quy trinh che bien thuc pham

Chế biến thực phẩm là quá trình thực hiện xử lý thực phẩm đã qua sơ chế theo quy trình. Hoặc các thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp lẫn thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

Để tạo ra những món ăn đạt tiêu chuẩn về hình thức trình bày, hương vị và vấn đề an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Và đặc biệt, từ công đoạn từ sơ chế đến chế biến, bảo quản đều phải được thực hiện đúng theo các quy trình. Quy trình chế biến thực phẩm được diễn ra theo các bước sau:

1.1. Nhập hàng và sau đó kiểm tra chất lượng nguyên liệu

Khi nguyên liệu được nhập về, các nguyên liệu sẽ được tiến hành kiểm tra về số lượng, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ. Kiểm tra hàng hóa bằng cách quan sát màu sắc, mùi hương và các biểu hiện bên ngoài của thực phẩm phải thật cẩn thận để đảm bảo rằng tất cả các hàng hóa đều có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể như: Đối với các loại thực phẩm sống phải luôn tươi ngon, không ôi thiu, hàng hóa như rau, củ, quả phải tươi, không héo úa, đối với các loại sản phẩm đông lạnh, phải được giữ lạnh và phải có hạn sử dụng rõ ràng… Sau khi kiểm tra, nếu đạt yêu cầu, các loại nguyên liệu, hàng hóa sẽ được mang vào khu vực chế biến và bảo quản. Nếu nguyên liệu, hàng hóa không đạt yêu cầu, phải làm biên bản và trả lại cho nhà cung cấp, nơi lấy hàng.

1.2. Sơ chế nguyên liệu

Sau khi đã thông qua quá trình kiểm tra, các nguyên liệu sẽ được phân loại và tiến hành vào quá trình sơ chế. Sơ chế nguyên liệu chính là giai đoạn biến nguyên liệu ban đầu thành các dạng bán thành phẩm để chuẩn bị cho giai đoạn nấu chín (biến nhiệt). Bao gồm các thao tác như: Rửa sạch với nước, thái, khử mùi tanh, ướp,… để đảm bảo tất cả nguyên liệu sạch nhưng vẫn phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng và dễ dàng thấm gia vị hơn.

  • Đối với các loại rau, củ, quả: cắt gốc, gọt vỏ, rửa sạch, ngâm với nước muối hoặc sử dụng các loại máy xử lý chuyên dụng để vệ sinh, khử trùng.
  • Đối với các loại thực phẩm tươi sống: Làm sạch, rửa sạch, rồi đem chế biến hoặc bảo quản thực phẩm trong các loại tủ chuyên dụng ở nhiệt độ thích hợp.
  • Đối với các loại gia vị, thực phẩm khô, đông lạnh, đóng hộp: Phân loại và bảo quản chúng theo từng vị trí cụ thể.

=>> Xem thêm: Những điều thú vị về ngành Công nghệ thực phẩm

1.3. Chế biến nguyên liệu

quy trinh che bien thuc pham

Phụ thuộc vào số lượng suất ăn và thực đơn đã được quy định, công đoạn chế biến thực phẩm sẽ được đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình: Sau khi cấp trên đã định lượng, yêu cầu Thủ kho xuất kho hàng và cuối cùng thì các cấp dưới sẽ đảm bảo các món ăn được chế biến như theo thực đơn.

Quá trình chế biến thực phẩm phải được đảm bảo an toàn vệ sinh cho từng khu vực như:

  • Khu vực chế biến các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt, hải sản phải được tách riêng với khu vực Bếp để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Khu vực salad và khu bánh phải được phân biệt với các loại thức ăn có thể dùng ngay hoặc chưa dùng đến ngay.
  • Các dụng cụ chứa và chế biến thực phẩm phải được vệ sinh một cách sạch sẽ.
  • Dùng màu thớt khác nhau để phân biệt thực phẩm chín, sống.

1.4. Chế biến thực phẩm

Việc chế biến thực phẩm phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: định lượng, tình trạng menu,… Trong đó, cấp trên sẽ yêu cầu thủ kho xuất hàng hóa và tiến hành chỉ đạo các cấp dưới quyền chế biến món ăn.

Quá trình chế biến thực phẩm, nguyên liệu phải đảm bảo:

  • Đồ sống phải được tách riêng với đồ chín
  • Salad và đồ ngọt phải tách riêng với đồ khi chưa ăn ngay
  • Sử dụng thớt riêng biệt để chế biến món ăn
  • Các dụng cụ chế biến và dụng cụ chứa thực phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ và được tẩy trùng theo ca

1.5. Bảo quản thức ăn

quy trinh che bien thuc pham

Khi hoàn thành công đoạn chế biến món ăn, sẽ đến các bước bảo quản bằng các thiết bị bảo quản chuyên dụng, có thể giữ nóng thức ăn hoặc bọc màng thực phẩm để chuẩn bị phục vụ thực khách đã nhận trước.

Nếu thực phẩm chưa được chế biến, chúng phải được bảo quản ngay:

  • Các loại rau, củ, quả phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 8 độ C và sử dụng chúng trong vòng 24 giờ để đảm bảo được chất lượng tốt nhất.
  • Các loại thực phẩm đóng hộp: Bảo quản ở kho khô và thực hiện các bước theo tiêu như chí hàng nhập trước nên dùng trước.
  • Các loại thực phẩm đông lạnh: Cho ngay vào tủ đông. Khi cần chế biến, phải được rã đông và sử dụng chúng với khối lượng vừa đủ như yêu cầu.
  • Các loại thực phẩm sống phải được giữ lạnh dưới mức 5 độ C nếu cần dùng chúng ngay hoặc đông lạnh nếu đã không dùng hết.

=>> Xem thêm: Review ngành Công nghệ thực phẩm có thật sự tốt không?

2. Lợi ích của việc lập quy trình chế biến thực phẩm

quy trinh che bien thuc pham

Việc vạch ra cả một quy trình chế biến thực phẩm đều rất quan trọng trong khâu vận hành của quy trình. Điều này giúp đảm bảo mọi hoạt động phục vụ được trở nên nhanh chóng, tiện lợi hơn theo quy trình chế biến thực phẩm đã quy định.

Không những vậy, thời gian làm việc trong các khâu sẽ được rút ngắn, tăng số lượng món phục vụ, hiệu quả trong công việc cao. Từ đó, thể hiện được sự chuyên nghiệp do có sự đồng bộ và thống nhất trong suốt cả quá trình.

Như vậy, việc lập sơ đồ, tuân thủ quy trình chế biến thực phẩm và theo công nghệ thực phẩm không chỉ giúp ích cho công việc của bộ phận. Mà còn cả với công việc của toàn bộ của tập thể. Bởi tất cả đều có liên quan và hỗ trợ nhau để cùng nâng cao trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất.

3. Top những trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm?

Công nghệ thực phẩm cũng như quy trình chế biến thực phẩm cùng những cơ hội rộng mở trong tầm nhìn trong năm 2023 thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu những cơ đào tạo nào tạo nhiều điều kiện tốt nhất cho cử nhân công nghệ thực phẩm đáp ứng trên thị trường tiềm năng hiện nay trên thị trường hiện nay.

Các trường đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm ở Miền Bắc:

  • Đại Học Khoa Học và Công Nghệ Hà Nội
  • Đại Học Công Nghệ Đông Á
  • Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
  • Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Nông Lâm Bắc Giang
  • Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Đại học Sao Đỏ (Hải Dương)

Nắm bắt được xu hướng đó, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hệ đào tạo từ xa giúp xây dựng chương trình Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế AUN-QA (ASEAN University Network – Quality Assurance) đầu tiên ở Miền Bắc được kiểm định, tại đây sẽ trang bị cho học viên những kiến thức cập nhật đón đầu xu hướng công nghệ thực phẩm thế giới theo quy trình chế biến thực phẩm.

Học viên được đào tạo theo hệ trực tuyến sẽ được trang bị lý thuyết đạt chuẩn môi trường quốc tế cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

Thông qua quá trình học tập cử nhân tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên theo hệ vừa học vừa làm sẽ nắm vững vàng những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm, về hóa sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vi sinh thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.

=>> Xem thêm: Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm cập nhật mới nhất

Kết luận

Trên đây là chi tiết quy trình chế thực phẩm theo chuẩn công nghệ thực phẩm. Hy vọng, với những gì Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sẽ cung cấp các bạn sẽ có thêm được những kiến thức chuyên ngành công nghệ thực phẩm và quy trình chế biến thực phẩm sẽ vận dụng chung vào công việc để đạt hiệu quả tốt nhất. Và cũng hy vọng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chính là lựa chọn cuối cùng của bạn.

Nguồn: nganhangphapluat.lawnet.vn, isocert.org.vn,ezcloud.vn