Tất tần tật về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu

ngành kinh doanh xuất nhập khẩu

Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu đang được rất nhiều bạn học sinh quan tâm để theo học. Trong tương lai xuất nhập khẩu là xu hướng tất yếu để phát triển. Tạo ra cơ hội việc làm vô cùng phong phú. Hệ đào tạo từ xa ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

nganh kinh doanh xuat nhap khau

Tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa, giao thương hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nằm trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là nền tảng hoạt động ngoại thương, đem lại ngoại tệ cho các quốc gia.

Nghiệp vụ chính trong quá trình thương mại là xuất nhập khẩu. Là mối tương quan chặt chẽ với các ngành khác, là cầu nối giữa nhiều nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Ngành kinh doanh xuất khẩu mang lại ngoại tệ rất lớn. Dùng tiền tệ để trao đổi hàng hoá. Ở Việt Nam, hàng hoá được xuất khẩu nhiều nhất là nông, lâm sản. Ngoài ra còn vô vàn quần áo, giày dép, hoa quả, thuỷ sản… Các mặt hàng được xuất khẩu đảm bảo tiêu chuẩn của các quốc gia nhập hàng.

Ngành kinh doanh nhập khẩu là quốc gia sẽ nhập hàng hoá, dịch vụ mình không có sẵn, không tự sản xuất được từ các nước khác. Mọi trao đổi sẽ dựa trên hợp đồng và tiền tệ hai bên cùng đồng ý. Chủ yếu mặt hàng nhập khẩu là đồ công nghệ như máy tính, ô tô, xăng dầu…

Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là tổ hợp của cả hai quá trình xuất khẩu và nhập khẩu. Giúp giao thương, lưu thông hàng hoá, mở rộng thị trường của quốc tế. Tạo ra các mối quan hệ kinh doanh giữa các quốc gia, thúc đẩy kinh tế toàn cầu.

=>> Xem thêm: Kinh doanh xuất nhập khẩu là gì? Cơ hội nghề nghiệp ngành học này ra sao?

2. Nhu cầu tuyển dụng ngành kinh doanh xuất nhập khẩu

nganh kinh doanh xuat nhap khau

Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những ngành nghề khát nguồn nhân lực chất lượng cao nhất trên thị trường. Việc học sinh, học viên học tập ngày càng nhiều tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn sắp tốt nghiệp.

Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt gần 4000 tỷ USD trong gần 20 năm lại đây. Mục tiêu vào năm 2020 đạt mốc 300 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng đạt tới 15%, và sẽ còn tăng cao trong nhiều năm tiếp theo. Các định hướng của nước nhà với nhiều chính sách và định hướng.

Nhu cầu tuyển dụng toàn ngành kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tăng hơn 12 triệu nhân sự. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng… nhu cầu lao động chất lượng cao thiếu tới 80%, khoảng hơn 25.000 nhân sự mỗi năm.

=>> Xem thêm: Học kinh doanh xuất nhập khẩu ra làm gì?

3. Các vị trí việc làm ngành kinh doanh xuất nhập khẩu

nganh kinh doanh xuat nhap khau

Vậy học ngành kinh doanh xuất nhập khẩu xong ra sẽ làm gì? Nội dung sẽ có trong phần sau đây, cùng theo dõi nhé:

  • Nhân viên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là vị trí nhân sự có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong các vị trí ngành. Sale Export là vị trí tìm kiếm khách hàng quốc tế, liên lạc với các bên thu mua để tìm hiểu vận chuyển và liên lạc chốt đơn tạo nên hợp đồng.
  • Nhân viên thu mua xuất nhập khẩu: Là nhân sự tìm nhà cung cấp thu mua nguyên liệu có chất lượng cao với mức giá tốt nhất, chốt các hợp đồng mua cho doanh nghiệp, giám sát quá trình mua, thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
  • Chuyên viên thanh toán quốc tế: Hỗ trợ các thủ tục trao đổi tiền tệ, kiểm tra hợp lệ của các bộ chứng từ.
  • Nhân viên chứng từ: Là người chuẩn bị hồ sơ, chứng từ xuất nhập khẩu, đàm phán hợp đồng, soạn thảo bill tàu…
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Nhân sự làm việc với các đại lý đối tác nước ngoài để cập nhật giá cước, lấy booking, kiểm tra bốc dỡ hàng hoá, cập nhật trạng thái lô hàng, hỗ trợ chứng từ cho nhân viên…
  • Nhân viên giao/nhận hàng hoá
  • Nhân viên hải quan: Đại diện nhà nước quản lý các thủ tục hải quan nhập, xuất ở cảng, giám sát hàng hoá, thuế xuất.
  • Nhân viên công ty đa quốc gia: Công việc giao dịch, chuyển giao chứng từ, mua bán giữa hai bên.

=>> Xem thêm: Triển vọng ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản

4. Hệ đào tạo từ xa ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản

nganh kinh doanh xuat nhap khau

Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) nắm bắt được sự phát triển của ngành đã đưa vào giảng dạy hệ đào tạo từ xa ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản. Mở ra cơ hội học tập, nghề nghiệp trong tương lại của ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản.

  • Kiến thức nhận được của học viên

Được giảng dạy bởi các chuyên gia xuất nhập khẩu theo chương trình thực tiễn, đa dạng kinh nghiệm với các tình huống, kiến thức tổng hợp của chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản.

Áp dụng vào thực tế: Quy trình, chính sách của ngành xuất nhập khẩu, các thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu..

Các kỹ năng phân tích, biết cách áp dụng văn bản luật xuất nhập khẩu vào công việc.

  • Kỹ năng nhận được của học viên

Kỹ năng tự học, giao tiếp, thuyết trình.

Quản lý thời gian, sắp xếp công việc vào báo cáo, tổng hợp, lên kế hoạch.

Học viên có thể học tập ở bất kỳ đâu,bất kỳ lúc nào nên chủ động trong học tập.

Kho tàng kiến thức, giáo trình được biên soạn kỹ lưỡng có thể học bất cứ lúc nào.

Việc học tập của học viên được nhà trường đảm bảo đầy đủ kỹ năng, kiến thức để áp dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, nhà trường cũng tạo điều kiện giới thiệu học viên tới các doanh nghiệp, tổ chức ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản có tiếng để học viên có thể thực tập trong quá trình học.

=>> Xem thêm: Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản hệ đào tạo từ xa – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Kết luận

Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu đã và đang được rất nhiều học viên quan tâm theo học. Tiềm năng phát triển nghề nghiệp cũng rất cao khi việc giao thương ngày càng được mở rộng. Mức lương trong ngành cũng ngày càng cao tạo điều kiện cho nhân sự trong ngành ngày càng nhiều.

Nguồn: vn.joboko.com, hotcourses.vn, jobsgo.vn