Ở Việt Nam, nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và là nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, thế giới đang đối mặt với sự không ổn định cùng với tự do hóa thương mại, đẩy mạnh việc kết nối các khu vực thông qua các chuỗi cung ứng là giải pháp hiệu quả cho sự phát triển và tồn tại của các doanh nghiệp. Vậy thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam mặt hàng nông sản hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam mặt hàng nông sản hiện nay
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức 22,6 tỷ USD vào năm 2022, chiếm 42,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Ngành nông sản đã đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Mặc dù vậy, thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam mặt hàng nông sản đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường và yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị.
2. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Phó Chủ tịch Vinafruit, hiện nay, nông sản của các thị trường khác có thể không khác biệt với sản phẩm Việt Nam về chất lượng, nhưng lại có giá thành thấp hơn. “Do chi phí logistics, so với hàng hóa ở các thị trường khác, giá thành sản phẩm bán ra của Việt Nam có giá cả cao hơn. Kết quả là cạnh tranh trở nên khó khăn.”
Thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang gặp vấn đề về hạ tầng logistics khi chưa phát triển đúng tốc độ của hoạt động xuất nhập khẩu. Tình trạng ùn ứ nông sản tại một số cửa khẩu là minh chứng cho vấn đề này. Cùng với đó, chi phí logistics chiếm tới 25% giá trị hàng hóa xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Vận chuyển nông sản từ Bangkok ra thị trường toàn cầu có chi phí thấp hơn ít nhất 1-2 USD/kg so với vận chuyển từ Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này là do cơ sở hạ tầng trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hệ thống kho bãi vẫn còn hạn chế, thiếu cơ sở chế biến nông sản, chuỗi kho mát, kho lạnh. Đặc biệt trong việc xuất khẩu trái cây, các công đoạn phải trải qua không ít bước, nhưng hạ tầng chưa phát triển đồng bộ, làm tăng thời gian và chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm.
=>> Xem thêm: Tìm hiểu về ngành kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay
3. Chuỗi cung ứng nông nghiệp còn lỏng lẻo, vận hành thiếu hiệu quả
Thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam ngành nông nghiệp hiện vẫn còn lỏng lẻo và thiếu liên kết, gây khó khăn cho doanh nghiệp và giảm thu nhập của người nông dân. Chuỗi cung ứng này bao gồm quá nhiều bên trung gian, chủ yếu là các thương lái địa phương, có đầy đủ phương tiện vận tải và hệ thống kho vận. Thương lái có vai trò thu mua và vận chuyển nông sản, nhưng lại trở thành những người bán nông sản cho doanh nghiệp. Điều này dẫn đến khả năng thao túng giá và nguồn cung của thương lái.
Xuất hiện tình trạng nhiều nông dân coi thương lái là nguồn thông tin duy nhất về thị trường và đồng thời là nơi duy nhất để bán nông sản. Điều này khiến doanh nghiệp không thể tương tác trực tiếp với nông dân và không có thông tin đầy đủ về nguồn cung.
Kết quả là doanh nghiệp không thể dự báo và lập kế hoạch cung ứng hiệu quả. Việc doanh nghiệp không thể kiểm soát kế hoạch đầu ra cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Tình trạng này làm chậm dòng chảy hàng hóa, gây tắc nghẽn và thiếu minh bạch thông tin về giá cả và thị trường.
=>> Xem thêm: Tổng kết báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
4. Tỷ lệ tổn thất nông sản cao
Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), ông Nguyễn Thanh Bình, nhận xét cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản ở Việt Nam còn thiếu, dẫn đến hao hụt đáng kể. Tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch hiện đạt mức 30-35%, một con số đáng lo ngại đối với thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam mặt hàng nông sản.
Tốc độ ra thị trường của nông sản hiện tại vẫn còn rất chậm do thương lái kiểm soát trực tiếp việc thu mua, ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thu mua nông sản đối với các doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, thương lái đã “giam” hàng và đẩy giá lên cao, khiến hàng hóa bị tồn lưu ở khâu trung gian trong thời gian dài, gặp khó khăn và tổn thất.
Ngoài ra, nguyên nhân khác gây tổn thất cao cho nông sản là do chuỗi cung ứng lạnh chưa hoàn thiện và thiếu khâu sơ chế sau thu hoạch.
=>> Xem thêm: Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam lĩnh vực nông lâm sản
Kết luận
Thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam mặt hàng nông sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất lợi, Nhà nước và các doanh nghiệp hiện nay đang tập trung phát triển để cải thiện hoạt động cung ứng nông sản. Chuỗi cung ứng nông sản trải qua nhiều quy trình cùng với sự thúc đẩy từ các cơ quan, doanh nghiệp và sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động nhập khẩu nông sản đã mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản.
Hiện nay, Việt Nam có nhiều trường đào tạo chất lượng cao trong ngành này để bạn có thể lựa chọn. Nếu bạn quan tâm đến việc tham gia khóa học từ xa, bạn có thể xem xét chương trình Cử nhân trực tuyến đào tạo từ xa ngành Kinh Doanh XNK Nông Lâm Sản tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Trường không chỉ là cơ sở đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực này, mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tại khu vực miền núi phía Bắc.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về thực trạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam mặt hàng nông sản. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác thì đừng chần chờ gì mà hãy liên hệ ngay với để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí.
Nguồn: Báo Nhân dân, Báo Đại Đoàn Kết